Công ty cổ phần Vininox

Xu hướng bán lẻ trực tuyến 2024: Sức mạnh và tiềm năng mới

Bán lẻ trực tuyến hay còn gọi là bán hàng online, là hình thức kinh doanh thông qua môi trường Internet, mà cụ thể hơn các hoạt động thông qua các sàn thương mại điện tử.

Bán lẻ trực tuyến mang lại nhiều lợi ích cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp, bao gồm sự thuận tiện, lựa chọn đa dạng, khả năng so sánh giá, và tiết kiệm thời gian. 

Đối với doanh nghiệp, việc có một nền tảng bán lẻ trực tuyến cũng mở ra cơ hội tiếp cận khách hàng rộng lớn và giúp giảm chi phí vận hành so với cửa hàng truyền thống.

1. Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam trong 2023

Năm 2023, thị trường bán lẻ Việt Nam đã vượt qua ngưỡng 180 tỷ USD và dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Đồng thời, thị trường tiêu dùng của người Việt Nam đã trải qua nhiều biến đổi đáng kể. 

Thị trường bán lẻ Việt Nam trong 2023
Tổng quan thị trường bán lẻ trên sàn TMĐT 3 năm trở lại đây

Dựa theo báo cáo của Euromonitor trong 9 tháng đầu năm 2023, thấy rằng yếu tố then chốt vẫn là thương hiệu và chất lượng sản phẩm trong quyết định mua sắm. 

Đến 26,1% người tiêu dùng Việt thường xuyên chọn mua sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng, trong khi 35,8% sẵn sàng giảm lượng mua sắm nhưng chấp nhận chi trả cao hơn để sở hữu các sản phẩm chất lượng.

Sức hút của mua sắm trực tiếp tại cửa hàng cũng đang dần trở lại và các kênh mua sắm online trở thành trào lưu trong những năm tới.

2. 3 xu hướng kinh doanh bán lẻ trực tuyến nổi bật 2024

2.1 Mô hình bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng

Khi trạng thái "bình thường mới" đã kéo dài hơn một năm kể từ đại dịch Covid-19, chúng ta thấy rõ sự thay đổi trong hành vi và xu hướng của người tiêu dùng. Trong bối cảnh sự bùng nổ kỹ thuật số, mô hình bán lẻ D2C (Direct To Consumer - doanh nghiệp trực tiếp phân phối sản phẩm đến khách hàng) vẫn giữ vai trò quan trọng và không thể thiếu.

Bán hàng và Mua sắm online
Bán hàng và Mua sắm online bùng nổ

Mô hình bán hàng trực tiếp tới tay người tiêu dùng qua các nền tảng thương  mại điện tử mang lại lợi ích kiểm soát toàn diện quy trình hoạt động, bao gồm sản xuất, tiếp thị và bán hàng. Đồng thời, giảm thiểu chi phí trung gian đến mức tối đa, giúp tăng cường lợi nhuận.

Ví dụ, trong trường hợp áp dụng mô hình B2B2C (business to business to customer), doanh nghiệp phải chi trả từ 35% - 40% chi phí trên giá thành sản phẩm cho các đại lý. Trái lại, khi bán trực tiếp trên các nền tảng thương mại điện tử, họ chỉ phải chi trả mức phí thấp hơn đáng kể (dưới 10%).

Với số tiền tiết kiệm được, họ có thể giảm giá trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc đầu tư vào tính năng và chất lượng sản phẩm.

Dự kiến, sự mở rộng của các nhà sản xuất ra thị trường thương mại điện tử sẽ làm tiếp tục cuộc chiến giá khốc liệt trong năm 2024.

2.2 Tiêu dùng bền vững - Khách hàng thành viên

Xu hướng tiêu dùng bền vững, hay còn được gọi là có trách nhiệm là khi người tiêu dùng thể hiện sự yêu thích và ưu tiên sử dụng sản phẩm nào đó của các thương hiệu một cách lâu dài bởi tính môi trường và cộng đồng mà sản phẩm đó đem lại, thay vì chỉ tập trung vào giá cả thấp hoặc ưu đãi giảm giá sâu.

Nười tiêu dùng bền vững
Người tiêu dùng bền vững

Thậm chí, họ có thể sẵn lòng chi trả thêm cho các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm này. Ngược lại, người tiêu dùng có xu hướng từ chối sử dụng sản phẩm nếu doanh nghiệp liên quan đến các hoạt động tiêu cực đối với môi trường hoặc có những hành vi không đúng chuẩn trong quản lý (ví dụ như phân biệt đối xử hoặc không công bằng trong việc trả lương, sử dụng lao động trẻ...).

Một số tiêu chí mà doanh nghiệp có thể tập trung trong năm 2024 bao gồm: phát triển thêm sản phẩm thân thiện môi trường, sử dụng vật liệu đóng gói bền vững, và tìm nguồn sản phẩm từ các nhà cung cấp có đạo đức.

Và Vininox là một trong những thương hiệu gia dụng inox tiên phong đổi mới quá trình sản xuất, loại bỏ các công nghệ sản xuất gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động và cả môi trường. 

Dần thay thế vào đó là các sản phẩm gia dụng inox lắp ráp chất lượng cao, Vininox nâng cao tính hiệu quả của kinh doanh, tăng lợi nhuận cho các nhà bán hàng thông qua những cải tiến về sản phẩm. 

2.3 Sự chịu chi của thế hệ Baby Boomer cho mua sắm online

Baby Boomer là gì? Baby Boomer là thế hệ được sinh ra từ năm 1956 đến 1964 và trải qua giai đoạn trưởng thành trong những năm khó khăn của thập kỷ 70.

Thế hệ Boomer II đã chứng kiến nhiều biến cố lịch sử quan trọng trên toàn cầu và tại Việt Nam. Họ là những người chứng kiến sự chuyển đổi nhanh chóng từ màn hình TV đen trắng đến thời kỳ công nghệ, wifi và điện thoại thông minh.

Thế hệ Baby Boomer
Thế hệ Baby Boomer chốt đơn mạnh mẽ

"The thời gian sử dụng điện thoại di động của Baby Boomers đã tăng từ 37 phút/ngày lên 2,5 giờ/ngày vào năm 2023. Thời lượng sử dụng mạng xã hội cũng tăng 68% lên gần 90 phút mỗi ngày", theo Andy Childs, Giám đốc Chiến lược của Meta.

Ngay cả trên nền tảng TikTok, thường được biết đến là dành cho giới trẻ, cũng chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng của người dùng thuộc thế hệ Boomer II. Năm 2020, chỉ có 7,1% người sử dụng trên 50 tuổi trên TikTok ở Mỹ, tương đương với khoảng 7,1 triệu người. Đến năm 2023, con số này đã tăng lên gần 21 triệu người dùng (14%).

Tổng kết

Xu hướng bán lẻ trực tuyến cùng với các sàn thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ chóng mặt và mang lại nhiều tiềm năng cho tương lai cho các doanh nghiệp. 

Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, việc định hình chiến lược bán lẻ trực tuyến không chỉ là sự lựa chọn, mà là bước cần thiết để doanh nghiệp không chỉ tồn tại mà còn phát triển. 

Để đạt được thành công trong ngành này, các doanh nghiệp cần làm chủ và áp dụng những xu hướng mới nhất, đồng thời tạo ra giá trị độc đáo và phát triển những đặc điểm khác biệt để thu hút và giữ chân khách hàng.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ