Công ty cổ phần Vininox

Bộ Công Thương dừng áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ từ 4 thị trường lớn

Ngày 12/11, Bộ Công Thương đã ban hành kết quả rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Trung Quốc (vụ việc ER02.AD01).

Theo đó,  Bộ Công Thương quyết định chấm dứt, không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Trung Quốc.

Vụ việc bắt đầu từ tháng 9/2014 khi Bộ Công Thương áp thuế chống bán phá giá thép  không gỉ cán nguội nhập khẩu  từ các quốc gia này. Mức thuế dao động 3,07% - 37,29%. Thời gian áp dụng là 5 năm.

Đến tháng 10/2019, sau khi rà soát cuối kỳ lần 1, Bộ Công Thương tiếp tục gia hạn thêm 5 năm.

Trong lần rà soát thứ hai này, Bộ Công Thương xác định hành vi bán phá giá ít có khả năng tái diễn sau khi biện pháp thuế chấm dứt.  Ngành sản xuất trong nước đã khắc phục được thiệt hại đáng kể trước đó sau 10 năm áp dụng biện pháp chống bán phá giá.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục theo dõi sát tình hình nhập khẩu một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội từ các nguồn vào Việt Nam để kịp thời có biện pháp phù hợp, theo đúng cam kết quốc tế và pháp luật trong nước nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngành sản xuất trong nước cũng như của người tiêu dùng.

Trước đó, ngày 23/10/2023, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2752/QĐ-BCT về điều tra rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp CBPG đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ 4 quốc gia trên.

Tại thời điểm này, để đảm bảo việc rà soát được tiến hành một cách toàn diện, khách quan, đánh giá đầy đủ thông tin mà các bên liên quan cung cấp, căn cứ Điều 82 Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1357/QĐ-BCT gia hạn thời hạn rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp CBPG đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia và Trung Quốc (mã vụ việc ER02.AD01) thêm 03 tháng.

Được biết, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 12,3 triệu tấn sắt thép, trị giá trên 8,97 tỷ USD, tăng mạnh 31,7% về lượng và tăng 19% kim ngạch so với 9 tháng đầu năm 2023. Giá nhập khẩu trung bình đạt 729,5 USD/tấn, giảm 9,7% về giá so với 9 tháng năm 2023.

Trong đó, các quốc gia nhập khẩu lớn nhất lần lượt là Trung Quốc ghi nhận 8,31 triệu tấn, tương đương 5,36 tỷ USD, chiếm 67,6% tổng lượng nhập khẩu; thị trường Nhật Bản đạt 1,53 triệu tấn, tương đương 1,08 tỷ USD; thị trường Indonesia đạt 524.135 tấn, trị giá 870,67 triệu USD…

Cũng theo báo cáo của Hiệp hội thép Việt Nam, hiện Việt Nam đứng thứ 12 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN về sản xuất thép với quy mô sản xuất có thể đạt đến 30 triệu tấn trong năm 2024. Tuy nhiên, ngành thép hiện đang gặp nhiều khó khăn do sự sụt giảm của thị trường bất động sản, giá nguyên liệu tăng, tồn kho lớn… Và điều đáng lo ngại của ngành thép Việt là đang có nguy cơ bị mất thị trường nội địa do thép nhập khẩu từ Trung Quốc, bởi Trung Quốc là quốc gia đứng đầu về nhập khẩu thép vào Việt Nam.

Theo tìm hiểu, Thép cán nguội được sản xuất trong các nhà máy khử nguội, nơi vật liệu được làm nguội ở gần nhiệt độ phòng, sau đó là ủ và , hoặc cán. Quá trình này tạo ra thép có nhiều loại bề mặt hoàn thiện và vượt trội về dung sai, độ đồng tâm và độ thẳng so với thép cán nóng.

Trong đó, Thép cán nguội được sử dụng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ thiết bị gia dụng như tủ lạnh và máy giặt đến máy móc công nghiệp, cấu kiện kiến ​​trúc, ô tô và nhiều loại sản phẩm liên quan đến xây dựng.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍ